Những lưu ý khi sơ cứu người bị ngạt khói trong đám cháy

Biết được cách sơ cứu người bị ngạt khói trong đám cháy là điều vô cùng cần thiết, giúp nạn nhân tránh được một số nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tử vong trong các vụ hỏa hoạn. Đặc biệt, thời gian gần đây xảy ra liên tiếp các vụ cháy đòi hỏi mỗi người phải trang bị cho mình những kỹ năng sơ cứu cần thiết. Hãy cùng VÉ SỐ THẦN TÀI  tìm hiểu cách sơ cứu cho người bị ngạt khí trong đám cháy cũng như một số lưu ý khi sơ cứu ngay tại bài viết dưới đây nhé.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1 Ngạt khói trong đám cháy nguy hiểm như thế nào?

So với những vụ tai nạn ngạt khí do nhiều nguyên nhân khác thì ngạc khí trong đám cháy nguy hiểm hơn gấp nhiều lần. Khi hít phải khói trong đám cháy có thể dẫn đến nhiều tổn thương như tổn thương đường hô hấp, tổn thương mô phổi do nhiệt, khói và nhiều chất khác, từ đó có thể gây nhiễm độc toàn thân, thậm chí là tử vong sớm.

Trong đó, nguyên nhân chính dẫn đến tử vong sớm thường là nồng độ oxy trong không khí lúc này khá thấp, đồng thời cơ thể lại hít phải khí CN và khí CO với nồng độ cao, dẫn đến thiếu oxy, ảnh hưởng đến hô hấp và gây tử vong. Bên cạnh đó, khí CO khi đưa vào cơ thể sẽ khiến hồng cầu trong cơ thể chuyển từ đỏ sang đỏ tía, làm giảm quá trình cung cấp oxy cho cơ thể, khiến cơ thể dễ bất tỉnh.

Không những thế, khói trong đám cháy còn chứa muội than cũng như một số chất hữu cơ chưa cháy hết, một số chất hữu cơ thể biến đổi thành nhiều hợp chất chứa rất nhiều độc tố đối với cơ thể.

                                              Ngạt khói trong đám cháy nguy hiểm như thế nào?

2 Dấu hiệu người bị ngạt khói cần sơ cứu ngay

Những người bị ngạt khói cần sơ cứu ngay sẽ có những biểu hiện sau:

  • Thở hụt hơi: Khi bị ngạt khói, đường hô hấp sẽ bị tổn thương, làm giảm lượng oxy cung cấp cho máu. Bên cạnh đó, khả năng vận chuyển oxy của máu cũng giảm đi do hóa chất có trong khói và tế bào cơ thể không thể sử dụng oxy. Điều này khiến nạn nhân luôn ở trong tình trạng phải thở nhanh để bù trừ tình trạng bị thiếu hụt lượng oxy này.
  • Ho: Khi bị kích thích trong tình trạng nguy hiểm, các màng nhầy của đường hô hấp sẽ tiết ra nhiều hơn, từ đó làm tăng lượng chất nhầy và gây co thắt phế quản, dẫn đến ho. Chất nhầy này có thể xám, đen hoặc trong tùy thuộc vào mức độ hạt bị đốt cháy ở phổi và khí quản nạn nhân.
  • Khàn tiếng: Nhiệt và hóa chất trong khói đám cháy có thể gây tổn thương và co thắt dây thanh quản, làm viêm đường hô hấp trên, khiến giọng nói bị khàn.
  • Mắt bị tổn thương: Khi bị ngạt trong đám cháy, mắt nạn nhân thường bị đỏ, đặc biệt giác mạc của mắt có thể bị bỏng.
  • Màu da thay đổi: Khi thiếu oxy, ngộ độc CO hoặc tiếp xúc với lửa, da thường sẽ hơi xanh hoặc bị tái nhợt.
  • Bồ hóng: Bồ hóng là các mảng bụi đen trên cơ thể. Nếu bồ hóng có trong lỗ mũi hoặc cổ họng càng nhiều thì chứng tỏ người đó hít phải lượng khói khá lớn.
  • Rối loạn ý thức, đau đầu: Khi hít phải khí độc trong khói có thể gây nên những triệu chứng như thở nhanh, tim đập nhanh, buồn ngủ, buồn nôn hoặc đau đầu ở nồng độ thấp. Điều này có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim, co giật, thậm chí là hôn mê ở nồng độ cao.

                                     Dấu hiệu người bị ngạt khói cần sơ cứu ngay

3 Cách sơ cứu người bị ngạt khí đám cháy

Tùy thuộc vào tình trạng chấn thương của từng nạn nhân để có cách sơ cứu và xử lý phù hợp. Trong đó, nên ưu tiên xử lý những vấn đề nghiêm trọng trước. Đối với những người đã ngưng thở thì cần phải hồi sức tim phổi ngay lập tức, sau đó đưa đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời điều trị. Ngoài ra, cách sơ cứu cụ thể trong từng trường hợp như sau:

Đối với nạn nhân còn tỉnh táo và hô hấp được

  • Nên để nạn nhân ở tư thế nằm ở những vị trí thoáng khí, râm mát, sau đó cho họ uống nước để giảm nhiệt độ trong cơ thể, đồng thời giúp bù lại lượng nước đã bị mất.
  • Đối với nạn nhân bất tỉnh nhưng còn hô hấp được
  • Bạn nên đặt nạn nhân ở tư thế nằm nghiêng để đường thở không bít lại do đờm dãi. Nếu lúc đó có bình oxy thì nên cho họ thở ngay.

Đối với nạn nhân bất tỉnh, thở bất thường hoặc ngưng thở

  • Nếu nạn nhân bất tỉnh, ngưng thở hoặc thở bất thường thì cần tiến hành hồi sinh tim phổi nhanh chóng bằng thao tác ép tim, hà hơi thổi ngạt. Trước tiên, bạn cần đặt nạn nhân ở mặt phẳng cứng, sau đó lồng hai bàn tay vào nhau và đặt cườm tay vào chính giữa lồng ngực, tiếp tục ép một lực nhanh và mạnh. Sau khi ép tim được khoảng 30 lần thì tiến hành thổi ngạt hai lần. Thực hiện thao tác lặp lại nhiều lần cho đến khi nạn nhân tỉnh lại hoặc bác sĩ đến kịp.
  • Lưu ý rằng khi thổi ngạt cho nạn nhân, bạn cần dùng miệng để thổi hơi thở vào miệng nạn nhân, đồng thời bịt chặt mũi nạn nhân bằng hai tay để hơi thở không bị thoát ra ngoài.

                                   Đối với nạn nhân bất tỉnh, thở bất thường hoặc ngưng thở

Sơ cứu khi nạn nhân bị bỏng

Khi nạn nhân bị bỏng, bạn cần lấy nước dội nhẹ nhàng lên người nạn nhân để làm giảm đau đớn. Tuyệt đối không được dùng nước quá lạnh để dội hay chườm đá lạnh trực tiếp lên cơ thể nạn nhân bởi điều này có thể khiến nạn nhân bị bỏng lạnh.

                                            Cách sơ cứu người bị ngạt khí đám cháy

4 Cách phòng ngừa hít phải khí độc khi có đám cháy

Để hạn chế hít phải khí độc trong đám cháy, bạn cần tham khảo một số cách sau đây:

  • Khi có đám cháy cần nhanh chóng liên lạc ngay với đội cứu hộ phòng cháy chữa cháy. Sau đó chạy thật nhanh ra ngoài sân thượng hoặc ban công và ra tín hiệu cầu cứu, giúp đỡ.
  • Khi xảy ra hỏa hoạn, lấy một tấm chăn hoặc mảnh vải dày làm ẩm, sau đó để gần mũi. Lúc này, nước có trong chăn hoặc vải sẽ giúp lọc khí độc và giúp chúng ta tránh hít phải khói độc.
  • Hạ người xuống sàn, đồng thời khuỵu hai tay và đầu gối di chuyển nhanh chóng bò ra ngoài bởi khói thường sẽ bay lên trên, lúc này dưới sàn sẽ có đủ lượng oxy để cung cấp cho cơ thể.
  • Nếu bị kẹt trong phòng, bạn nên đóng kín cửa để hạn chế khói bay vào phòng. Đồng thời sử dụng vải ướt hoặc băng dính để bịt quanh các khe hở xung quanh và quạt thông gió.
  • Nếu quần áo có lửa, hãy lăn người qua lại cho đến khi lửa bị dập tắt hoàn toàn.
  • Bình tĩnh xác định hướng gió và nguồn khói, sau đó chọn hướng thoát ra ngoài hợp lý.

                                                           Cách phòng ngừa hít phải khí độc

Bài viết trên đây VÉ SỐ THẦN TÀI đã cùng các bạn tìm hiểu cách sơ cứu cho người bị ngạt khói trong đám cháy cũng như một số lưu ý khi sơ cứu. Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp bạn tham khảo và có cách xử lý phù hợp khi gặp phải nạn nhân ngạt khói hoặc khi gặp phải hỏa hoạn.

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu bầu: 0

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Facebook
Email
WhatsApp
Print
Bài Viết Cùng Thể loại
Scroll to Top
0938587638