Đau lưng ở người trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Căn bệnh đau lưng không còn xa lạ với chúng ta, không chỉ ở người già mà đang dần phổ biến ở nhóm người trẻ tuổi. Vậy sự khác nhau giữa đau lưng ở người trẻ và thoái hóa ở người già là gì, nguyên nhân do đâu, triệu chứng và cách điều trị bệnh này như thế nào?

Sự khác nhau giữa đau lưng ở người trẻ với đau lưng do thoái hóa ở người cao tuổi

 

Theo định nghĩa, người trẻ có độ tuổi từ 18-45 tuổi. Bệnh lý đau lưng ở nhóm độ tuổi này có khác với nhóm người trên 45 tuổi, tức là tuổi trung niên và người cao tuổi.

  • Ở người trên 45 tuổi, cơ thể bắt đầu lão hóa, do đó nguyên nhân gây đau lưng chính ở độ tuổi này đa phần là do thoái hóa cột sống.
  • Ngược lại người trẻ ở độ tuổi lao động và tập luyện thể thao nên bệnh lý đau lưng chủ yếu đến từ chế độ sinh hoạt, lao động và tập luyện thể thao không hợp lý.

Bệnh thường gặp ở những người phải làm việc với máy tính nhiều, công nhân, thợ may, tài xế đường dài hoặc làm các công việc nặng nhọc. Đau lưng cũng do chấn thương cột sống lưng đột ngột hoặc ở phụ nữ khi mang thai 3 tháng đầu.

Gánh nặng xã hội của bệnh đau lưng ở người trẻ

Đau lưng là bệnh lý phổ biến thứ hai trên thế giới, chỉ sau cảm cúm. Ước tính trong 1 năm, có 15-20% người lớn có triệu chứng đau lưng và 60-80% dân số có ít nhất 1 lần đau lưng trong đời. Tức là cứ 5 người thì 3-4 người ít nhất có 1 lần bị đau lưng trong cuộc đời. Ở người trẻ, tỷ lệ này khoảng 30% và tuổi thường gặp nhất là từ 30-45 tuổi.

Tuổi trẻ là tuổi lao động để tích lũy tài chính, chăm sóc gia đình và hưởng thụ cuộc sống. Đau lưng ngoài việc làm giảm khả năng lao động, giảm thu nhập đồng thời còn làm giảm chất lượng cuộc sống. Khi bị đau lưng kéo dài còn có thể gây stress, rối loạn lo âu, thậm chí trầm cảm.

Đau lưng không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người bệnh mà còn ảnh hưởng đến những người thân xung quanh và đến toàn xã hội. Ước tính, cứ 6 ngày nghỉ việc do bệnh, thì có 1 ngày nghỉ do đau lưng. Theo một nghiên cứu tại Mỹ, đau lưng là bệnh lý gây tốn kém bậc nhất. Hàng năm, Mỹ ước tính thiệt hại hơn 100 tỷ đô la do bệnh lý này, trong đó ngoài chi phí điều trị còn các thiệt hại do việc người bệnh mất sức lao động, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và kinh doanh.

Đau lưng ở người trẻ nguyên nhân thường gặp

 

Ở người trẻ, đau lưng thường do các nguyên nhân: Chấn thương, căng cơ, dây chằng cột sống, thoái hóa đĩa đệm, nặng hơn là thoát vị đĩa đệm.

Một nhóm nguyên nhân đau lưng khác có thể gặp ở người trẻ cũng cần được nhắc đến đó là nhóm bệnh viêm cột sống thể trục. Đây là một nhóm bệnh lý trước đây được gọi là bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính, bao gồm các bệnh: Viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến, viêm khớp phản ứng, viêm khớp trong các bệnh lý viêm đại tràng mạn như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng. Nhóm bệnh này nếu không được điều trị sớm và thích hợp có thể dẫn đến dính khớp và cột sống, gây gù vẹo và tàn tật, thậm chí tử vong.

Ngoài ra, các nguyên nhân khác có thể gặp như nhiễm trùng cột sống, do u bướu vùng cột sống…

Các triệu chứng đau lưng thường gặp ở người trẻ

 

Tùy theo nguyên nhân mà triệu chứng đau lưng có tính chất khác nhau, thường gặp là:

  • Đau, mỏi hoặc cảm giác nóng rát, căng tức vùng thắt lưng, vùng hông lưng.
  • Nếu có thoát vị đĩa đệm, cảm giác đau có thể lan xuống vùng mông và chân một hoặc cả hai bên.

Các triệu chứng đa phần cải thiện khi người bệnh nghỉ ngơi, hoặc khi thay đổi tư thế, hoặc khi đi lại và nặng lên khi đứng lâu hoặc ngồi lâu, khi khiêng vác nặng.

Các triệu chứng của nhóm bệnh viêm cột sống thể trục

Người bệnh có thể có triệu chứng đau lưng nửa đêm về sáng, đau khi nghỉ ngơi, cải thiện khi vận động và triệu chứng cứng cột sống vào buổi sáng. Ngoài ra, người bệnh có thể có biểu hiện đau và sưng các khớp ngoại vi, viêm màng bồ đào, vảy nến…

Đây không phải là nhóm bệnh quá hiếm gặp, tỷ lệ mắc bệnh khoảng 1-1.4% dân số. Tuy nhiên, việc chẩn đoán bệnh dễ bị bỏ sót hoặc chẩn đoán muộn do nhiều lý do chủ quan lẫn khách quan như:

  • Bệnh nhân không đi khám bệnh, cố gắng chịu đựng hoặc tự mua thuốc giảm đau uống.
  • Bác sĩ chẩn đoán nhầm với các bệnh lý cột sống thường gặp khác như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống thắt lưng.
  • Biểu hiện bệnh không đặc trưng, gây khó khăn trong chẩn đoán.

Những lưu ý trong chẩn đoán bệnh đau lưng

Việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhân tránh khỏi nguy cơ tàn phế, trở thành gánh nặng cho bản thân, gia đình và xã hội. Như vậy, để không bỏ sót chẩn đoán bệnh viêm cột sống thể trục, các bác sĩ lâm sàng và người bệnh cần lưu ý các biểu hiện:

Đau lưng mạn tính kéo dài trên 3 tháng

Khởi phát ở người trẻ, đặc biệt là nam giới. Triệu chứng đau lưng thường có đặc điểm: đau khi nghỉ ngơi, giảm khi vận động, thường đau về đêm hoặc gần sáng.

Viêm khớp ngoại vi đơn độc

Lưng đau một hoặc vài khớp lớn như: khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân kéo dài ở người trẻ và không tìm được chẩn đoán nào khác. Khi đó cũng nên nghĩ đến chẩn đoán viêm cột sống dính khớp.

Khi có các triệu chứng trên, người bệnh nên được giới thiệu đến một bác sĩ chuyên khoa về Nội Khớp để chẩn đoán xác định và có biện pháp điều trị thích hợp.

Đau cấp tính và mạn tính

Đau lưng từ vài ngày tới vài tuần được gọi là đau lưng cấp tính. Nếu đau lưng kéo dài trên 3 tháng được gọi là mạn tính.

Ở người trẻ, triệu chứng đau lưng do nguyên nhân cơ học thường ít khi kéo dài trên 3 tháng.

Khi triệu chứng đau lưng kéo dài trên 3 tháng, cần lưu ý đến nguyên nhân do viêm cột sống thể trục. Khi đó người bệnh cần đến khám chuyên khoa Nội Cơ Xương Khớp để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Giải pháp điều trị đau lưng

Tùy theo nguyên nhân đau lưng mà cách điều trị có khác nhau, tuy nhiên, có thể chia thành 3 nhóm điều trị:

  • Chế độ nghỉ ngơi và tập vật lý trị liệu hợp lý.
  • Điều trị bằng thuốc.
  • Điều trị ngoại khoa.

Trong giai đoạn đau cấp tính, người bệnh cần chú ý:

  • Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, sinh hoạt nhẹ nhàng, hạn chế lao động nặng, hạn chế đứng quá lâu hoặc ngồi quá lâu.
  • Nằm với tư thế ngửa thả lỏng người thoải mái trên đệm cứng, không nên nằm giường có đệm mềm.
  • Khi nằm chú ý giữ đường cong sinh lý cột sống, đầu, vai, mông, gót chân chạm giường. Dùng một gối lót dưới cột sống cổ, chú ý không được kê gối trên đầu. Một gối mỏng kê dưới lưng. Khi dậy, xoay người nằm nghiêng để dậy từ từ, không dậy đột ngột.

Các điều trị thuốc như kháng viêm, giảm đau, giãn cơ chủ yếu giúp giảm nhanh triệu chứng. Cũng nên lưu ý, các loại thuốc này có tác dụng phụ cũng như có rất nhiều chống chỉ định, người bệnh không nên tự ý điều trị mà không theo toa của bác sĩ.

Chỉ định ngoại khoa trong một số trường hợp như u bướu vùng cột sống, thoát vị đĩa đệm nặng không đáp ứng với điều trị thuốc.

Điều trị bệnh viêm cột sống thể trục có khác gì so với các nguyên nhân đau lưng khác?

Các đau lưng do nguyên nhân cơ học hầu hết cải thiện và có thể ngưng điều trị sau 2-8 tuần. Với nhóm bệnh đau lưng do viêm cột sống việc điều trị có thể phải kéo dài hàng chục năm. Ngoài các thuốc kháng viêm, giãn cơ, bệnh viêm cột sống thể trục cần sử dụng các thuốc đặc trị riêng.

Đặt lịch thăm khám và tư vấn sức khỏe cùng bác sĩ Jio Health qua ứng dụng tại đây hoặc liên hệ hotline 1900636893

Phòng ngừa đau lưng như thế nào?

Để phòng ngừa đau lưng, cần tránh các yếu tố nguy cơ gây đau lưng và có chế độ sinh hoạt, lao động và tập luyện hợp lý.

  • Tránh tư thế sai như đứng lom khom, ngồi không thẳng, rướn người mang xách vật nặng.
  • Mỗi người ngay từ khi còn trẻ nên chú ý tư thế làm việc sinh hoạt cho đúng, hạn chế bê, mang vác vật nặng.
  • Đối với những người làm việc lâu với máy vi tính hoặc công việc phải ngồi nhiều thì nên có những khoảng nghỉ ngơi thư giãn làm một số động tác vận động nhẹ nhàng ở vùng lưng, cổ vai gáy để kéo giãn cột sống, từ 5-10p mỗi 30-60 phút.
  • Một số bài tập, có thể giúp tăng sức cơ vùng cột sống, giữ cho lưng và phần trên cơ thể ổn định. Duy trì sức mạnh và duỗi căng các cơ này sẽ giúp giảm đau lưng và tăng độ dẻo dai cột sống. Các bài tập này có thể tự tập ở nhà, sau khi được hướng dẫn bởi các bác sĩ chuyên khoa hoặc các bác sĩ VLTL.

Bơi lội cũng rất tốt cho cột sống, giúp tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai cho hầu hết các cơ trong cơ thể và cả cơ vùng cột sống. Nên đi bơi ít nhất 3 lần một tuần.

Một số nghiên cứu còn cho thấy thừa cân, hút thuốc lá và nghiện rượu cũng làm tăng nguy cơ bị đau lưng, do đó nên giữ cân nặng lý tưởng, không hút thuốc lá và hạn chế rượu bia để tránh nguy cơ đau lưng.

Tóm lại

Đau lưng ở người trẻ đang ngày càng phát triển hơn trong xã hội hiện nay, trở thành mối quan tâm chung của xã hội. Hãy chủ động bảo vệ bản thân trước khi bị căn bệnh đau lưng gõ cửa. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh, hãy liên lạc ngay tới các trung tâm y tế để kịp thời chẩn đoán và điều trị. Jio Health sẽ là một nơi uy tín và hiệu quả có thể giúp bạn yên tâm gửi gắm sức khỏe bản thân và gia đình mình.

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu bầu: 0

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Facebook
Email
WhatsApp
Print
Bài Viết Cùng Thể loại
Scroll to Top
0938587638